Sorry, you need to enable JavaScript to visit this website.

ohr

Office of Human Rights
 

DC Agency Top Menu

-A +A
Bookmark and Share

Tháng Bảy 2023 (Vietnamese)

Monday, July 24, 2023

Vào năm 2020, Netflix đã phát hành bộ phim tài liệu do Nicole Newnham và James LeBrecht đạo diễn, viết kịch bản, và đồng sản xuất về một trại hè ở New York Catskills cho người khuyết tật. Những người tham gia trại hè giữ vai trò chánh yếu dẫn dắt phong trào quyền người khuyết tật và cuối cùng là thông qua Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật năm 1990. Bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng này gởi đi thông điệp phổ quát: Giới trẻ được truyền cảm hứng có thể lãnh đạo các phong trào cấp tiến đem đến kết quả làm thay đổi thế giới.

Trại Jened được thành lập năm 1951 dành cho trẻ em, thanh thiếu niên, và người lớn bị khuyết tật để tạo ra môi trường chăm sóc và hỗ trợ nhiều người khuyết tật khác nhau. Vào những năm 1960 và 1970, trại bị ảnh hưởng nặng nề bởi các giá trị phản văn hóa và hippie của thập niên 60. Trại giúp người tham gia và các cố vấn hình dung ra được thế giới người khuyết tật không bị loại trừ. Các nhân viên không bị khuyết tật đã hiểu được những khó khăn của người khuyết tật, điều này làm “những người tham gia trại Jened” tích cực tham gia hoạt động chính trị hơn. Chẳng hạn, một số trại viên đã tham gia Trung Tâm Sống Độc Lập ở Berkeley, California. Trung tâm ủng hộ sự độc lập, tự trọng, và quyền tự quyết của người khuyết tật và kết quả là khái niệm sống độc lập đã trở thành nền tảng của phong trào quyền người khuyết tật. Dù thành công nhưng trại đã phải đóng cửa vào năm 1977 do khó khăn về tài chánh. Trại mở trở lại ở Rock Hill, New York vào năm 1980 trước khi đóng hẳn vào năm 2009.

Khi kỷ niệm 33 năm ban hành ADA, điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra sức mạnh của các phong trào do thanh niên lãnh đạo. Các phong trào của giới trẻ trở thành một đặc trưng nổi bật của xã hội hiện đại và nhờ kỹ thuật tiếng nói của họ có cơ hội được lắng nghe nhiều hơn, đặc biệt là trong không gian kỹ thuật số. Đây là một số người hoạt động vì quyền của người khuyết tật đã khơi nguồn những trao đổi về vấn đề khuyết tật, chủ nghĩa kỳ thị khả năng, và khả năng dùng không gian kỹ thuật số: Nicole Parish (@SoundOfTheForest), một người đam mê côn trùng sẽ san sẻ kinh nghiệm mắc bệnh phạm trù tự kỷ của cô khi là người trưởng thành; Imani Barbarin (@Crutches_And_Spice), người hoạt động và chuyên gia truyền thông sẽ bàn thảo về phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa kỳ thị khả năng trong không gian kỹ thuật số; và Haben Girma (@HabenGirma), một luật sư nhân quyền bị mù điếc sẽ san sẻ kinh nghiệm của cô trong đấu tranh cho hòa nhập và khả năng sử dụng.

Tham gia đấu tranh cho quyền người khuyết tật lúc này là điều cần thiết vì trong cuộc đời sẽ có lúc mỗi người sẽ bị khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bảo đảm khả năng sử dụng không chỉ dừng lại ở các thích nghi vật chất, phải là ưu tiên hàng đầu, bởi vì điều đó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, cho dù tình trạng khuyết tật của họ thế nào. Điều cũng quan trọng cần nhớ là nếu quý vị sống, làm việc, hoặc viếng thăm Khu Vực DC thì khuyết tật là đặc điểm được bảo vệ trong cả bốn lãnh vực thực thi: cơ sở giáo dục, việc làm, gia cư, và tiện nghi công cộng và các dịch vụ chính quyền. Nếu quý vị hoặc người nào quý vị biết thấy bị kỳ thị, thì quý vị có thể đến mạng lưới của chúng tôi, ohr.dc.gov, để biết thêm thông tin về cách nộp đơn than phiền.