Sorry, you need to enable JavaScript to visit this website.

ohr

Office of Human Rights
 

DC Agency Top Menu

-A +A
Bookmark and Share

Chương trình Tiếp cận Ngôn ngữ công bố Báo cáo Tuân thủ năm 2012

Tuesday, February 26, 2013
Đánh giá tiến bộ và thiếu sót của tất cả cơ quan phục vụ người không nói tiếng Anh

 

TIẾPChính quyền thủ đô Washington DC
Sở Nhân quyền DC
 
PHỔ BIẾN CHO GIỚI TRUYỀN THÔNG
 
XIN PHỔ BIẾN NGAY: Thứ Hai, 26 tháng 2, 2013
LIÊN HỆ : Elliot Imse (OHR) 202.481.3773; [email protected]
 
(WASHINGTON, DC) - Hôm nay, Chương trình Tiếp cận Ngôn ngữ (LA) của Sở Nhân quyền (OHR) công bố báo cáo Đánh giá về Tuân thủ Tiếp cận Ngôn ngữ trong năm 2012. Báo cáo nêu bật các thành tích mà các cơ quan của DC đã thực hiện trong vấn đề tuân thủ ngôn ngữ và những khuyết điểm khiến cho thành phần cư dân không thông thạo tiếng Anh (LEP/NEP) gặp trở ngại khi muốn tiếp cận đầy đủ. Báo cáo này – được xem là phiếu điểm của 32 cơ quan hay tiếp xúc với người dân – kêu gọi cần chú ý đặc biệt đến ba lĩnh vực cần cải tiến nhất: (1) theo dõi thành phần LEP/NEP, (2) dịch các tài liệu quan trọng cho thành phần này, và (3) truy cập các trang web cơ quan.
 
"Các cơ quan đã có những tiến bộ, nhưng cần phải ra sức thêm để bảo đảm thành phần cư dân không thông thạo tiếng Anh có thể truy cập dễ dàng và đầy đủ các thông tin và dịch vụ mà chính quyền DC cung cấp," Mónica Palacio, Giám đốc Chương trình LA, thuộc OHR, cho biết. "Ngoài ra, báo cáo đánh giá tuân thủ này còn nêu lên các điểm mạnh của cơ quan và các mặt cần cải thiện, bằng cách sử dụng một bảng thang điểm để giúp Chương trình Tiếp cận Ngôn ngữ theo dõi tiến bộ hoặc thiếu sót chính xác hơn."
 
Phương pháp mới sử dụng cả chất lượng lẫn số lượng để có thể nhận ra tình hình tuân thủ LA của 32 cơ quan trong DC. Báo cáo là một đánh giá gồm những lời kể nhằm giúp các cư dân, những người bênh vực quyền lợi cư dân và các cơ quan trong DC hiểu rõ hơn những điểm mạnh và điểm yếu của các cơ quan, và đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho từng cơ quan để cải thiện cách phục vụ thành phần LEP/NEP. Báo cáo cũng dự đoán kết quả lấy từ các thử nghiệm tại chỗ của 23 cơ quan, và duyệt xét 7 khiếu nại truy cập ngôn ngữ đã nộp cho OHR trong năm tài chính 2012.
 
Chương trình LA được tạo ra bởi Luật Tiếp cận Ngôn ngữ năm 2004, và luật này yêu cầu giám sát việc tuân thủ tiếp cận ngôn ngữ của tất cả các cơ quan DC, đặc biệt là những cơ quan hay tiếp xúc với cư dân. Luật này buộc các cơ quan trong DC phải có dịch vụ phiên dịch cho tất cả cư dân thuộc diện LEP/NEP muốn nhận dịch vụ, và các cơ quan trong DC phải dịch các tài liệu quan trọng sang các ngôn ngữ được sử dụng bởi hoặc 500 cư dân diện LEP/NEP, hoặc 3% tổng số cư dân trong thành phố, tùy theo mức nào ít hơn. 
Chương trình LA hỗ trợ các cơ quan tuân thủ vấn đề này bằng cách đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và mở rộng các cuộc tiếp xúc với các cộng đồng chịu ảnh hưởng.
 
"Tiếp cận các dịch vụ phiên dịch và các tài liệu đã dịch đang được cải thiện, nhờ sự làm việc không mệt mỏi của nhóm thi hành Chương trình LA của chúng tôi, hợp tác với các điều phối viên tiếp cận ngôn ngữ tận tụy ở các cơ quan," Gustavo Velasquez, Giám đốc OHR nói. "Thay đổi một cách có hệ thống hiếm khi dễ dàng, nhưng đội ngũ của chúng tôi quyết tâm làm việc thay mặt cho thành phần không thông thạo tiếng Anh, để họ có thể tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ công cộng và tham gia nhiều hơn trong các chương trình và các hoạt động của chính quyền thành phố."
 
Báo cáo Đánh giá về Tuân thủ Tiếp cận Ngôn ngữ trong năm 2012 có để tại ohr.dc.gov/languageaccess/2012report.
 
Muốn biết thêm thông tin về Chương trình Tiếp cận Ngôn ngữ xin ghé ohr.dc.gov/languageaccess.
 
###
Giới thiệu về Sở Nhân quyền DC
Sở Nhân quyền của thủ đô Washington DC (OHR) được thành lập để xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tăng cơ hội
bình đẳng và bảo vệ nhân quyền cho những người sinh sống hoặc đến thăm DC. Cơ quan này thực thi các
luật nhân quyền của thành phố và của liên bang, trong đó có Luật Nhân quyền DC, bằng cách giúp
đỡ các thủ tục pháp l ý cho những người tin rằng họ đã bị phân biệt đối xử. OHR cũng chủ động thực
thi các quyền con người ở thành phố thông qua các thắc mắc của Giám đốc, giúp cơ quan xác định
và điều tra các lề thói và chính sách có thể xem là phân biệt đối xử.